Tin tức
Tin tức

Thanh Hóa - Khó khăn trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Thanh Hóa - Khó khăn trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Với quy mô dân số lớn và không ngừng gia tăng, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn và đang trở thành áp lực nặng nề lên hệ thống hạ tầng xử lý rác thải và công tác thu gom. Ô nhiễm môi trường từ CTR sinh hoạt đã trở thành nhãn tiền và sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt trung bình đối với khu vực đô thị là 1 kg/người, khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du, miền biển là 0,55 kg/người, khu vực miền núi là 0,33 kg/người. Kết quả tổng hợp, tính toán của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh vào khoảng 2.115 tấn/ngày và tiếp tục gia tăng về khối lượng.

Tính đến tháng nay, toàn tỉnh có 33 công ty, 24 HTX, 91 tổ dịch vụ thu gom và 3 hộ gia đình nhận khoán tham gia công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt trung bình khoảng 85%. Trong đó, có 2 địa phương đạt tỷ lệ 100% là Thọ Xuân và Như Thanh. 4 địa phương đạt tỷ lệ thu gom từ 90% đến dưới 100% là: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và huyện Đông Sơn; 13 địa phương có tỷ lệ thu gom từ 70-90% và 8 địa phương có tỷ lệ thu gom từ 58,44 đến dưới 70%. Toàn tỉnh hiện có 20 khu xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa, 23 khu xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ đốt.

 

DUC LONG AUTO TỰ HÀO LÀ ĐƠN VỊ CUNG CẤP XE ÉP RÁC HÀNG ĐẦU

 

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, hoạt động thu gom và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập từ khâu quy hoạch đến thu gom và xử lý. Hiện nay tỷ lệ thu gom còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn 11 huyện có tỷ lệ thu gom đạt dưới 80%. Phương tiện, trang thiết bị và lực lượng thu gom còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngoài 3 đô thị là TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và huyện Nông Cống được trang bị xe cuốn, ép rác chuyên dụng, ở các huyện còn lại phương tiện thu gom rác chủ yếu là các xe ô tô tải nhỏ, xe hoán cải, xe công nông và xe thu gom đẩy tay. Sau đó, xe ép rác thu gom theo giờ quy định chở về các khu xử lý rác. Song, việc làm này cũng mới được triển khai tại một số xã ven đô thị và các thị trấn. Các xã còn lại và vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được dịch vụ thu gom CTR sinh hoạt phát sinh. Các hộ chủ yếu tự xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp tại chỗ hoặc tại các bãi chôn lấp, đốt rác tự phát.

Không những vậy, công nghệ xử lý CTR sinh hoạt cũng còn nhiều hạn chế. Với công nghệ xử lý chôn lấp, hiện các bãi chôn lấp chưa được đầu tư đầy đủ hệ thống xử lý nước rỉ rác, bộc lộ những nhược điểm khó khắc phục, như: Nhu cầu sử dụng đất của các bãi chôn lấp lớn, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất; nước rỉ rác có mức độ ô nhiễm cao; công tác vận hành các bãi chôn lấp chưa đúng quy trình kỹ thuật. Một số bãi rác đầu tư đã lâu, công suất thiết kế và hố chôn lấp thấp so với nhu cầu thực tế nên đã quá tải, không còn khả năng chôn lấp hoặc đã xuống cấp, dẫn đến bãi chôn lấp thực chất chỉ là nơi chứa rác, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Với công nghệ đốt, các lò đốt chủ yếu có công suất nhỏ, được sản xuất và lắp ráp trong nước, chưa lắp đặt đầy đủ hệ thống cấp rác tự động, điều chỉnh nhiệt độ lò đốt và hệ thống xử lý khí thải, quy trình vận hành thủ công. Hơn nữa, các lò đốt được đầu tư dàn trải, dẫn đến việc xử lý phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm vào môi trường không khí. Một số lò đốt có công suất lớn nhưng chưa lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống tự động hóa cho phân loại, nạp liệu, tháo xỉ, xử lý khí thải chưa đạt quy chuẩn. Hiện nay, tỷ lệ rác thải xử lý bằng công nghệ đốt hiện cũng chỉ chiếm 10,7% khối lượng rác thải phát sinh.

Bên cạnh đó, do khối lượng CTR sinh hoạt tăng nhanh do quy mô dân số và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao kéo theo nhiều chất thải phát sinh, dẫn đến một số khu xử lý CTR sinh hoạt sớm bị quá tải, điển hình như: Bãi chôn lấp rác thải TP Thanh Hóa tại xã Đông Nam (Đông Sơn); bãi rác TP Sầm Sơn; khu xử lý rác thải tại xã Quảng Tân (Quảng Xương), Hoằng Trường (Hoằng Hóa), thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa), bãi rác các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống... Không những vậy, tại một số địa phương, người dân không chấp thuận các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý CTR trên địa bàn do lo ngại về ô nhiễm môi trường, như: Các xã Thanh Sơn (Tĩnh Gia); Minh Sơn, Dân Lực (Triệu Sơn), Nga Giáp (Nga Sơn), Tiến Lộc (Hậu Lộc)... làm ảnh hưởng đến quá trình đầu tư xây dựng khu xử lý CTR. Tại các huyện miền núi, do địa hình dân cư thưa thớt nên việc thu gom, xử lý CTR còn nhiều bất cập. Nhiều địa phương phải hợp đồng với đơn vị thu gom chuyển đi xử lý gây tốn kém chi phí do phải vận chuyển đi xa.

 

DUC LONG AUTO TỰ HÀO LÀ ĐƠN VỊ CUNG CẤP XE ÉP RÁC HÀNG ĐẦU

 

Để nâng công suất xử lý CTR, toàn tỉnh cũng đã quy hoạch 5 khu xử lý tập trung tại các địa phương. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư các dự án xử lý CTR rất chậm. Điển hình như khu xử lý CTR sinh hoạt xã Đông Nam (Đông Sơn), có diện tích quy hoạch đến năm 2015 là 30 ha. Nhà đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ môi trường Ecotech và Công ty TNHH Điện Hơi Tín Thành. Mặc dù dự án đã được phê duyệt chủ trương từ năm 2016; tuy nhiên, đến nay mới thi công được phần điều hành, chưa thi công phần nhà máy xử lý. Khu xử lý CTR tại phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) và xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy) cũng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa được triển khai. Khu xử lý CTR tại xã Xuân Phú (Thọ Xuân) đã quy hoạch 25 ha nhưng chưa có nhà đầu tư đăng ký. Hiện nay, chỉ có khu xử lý CTR tại xã Trường Lâm (Tĩnh Gia) đã được triển khai giai đoạn 1 gồm bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt và nhà máy xử lý chất thải nguy hại. Giai đoạn 2 đang được triển khai xây dựng với lò đốt CTR sinh hoạt công suất 200 tấn/ngày.

Nhằm tăng cường năng lực và nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do CTR sinh hoạt gây ra, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhà đầu tư xây dựng dự án xử lý CTR sinh hoạt. Tuy nhiên, để tạo sự chuyển biến thực sự trong vấn đề này, các cấp chính quyền, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện phân loại CTR, giảm thiểu chất thải nhựa, đổ rác đúng nơi và giờ quy định. Kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách. Rà soát, xây dựng các văn bản theo quy định liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, quản lý CTR và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý CTR, giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách. Lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, công nghệ để sớm xây dựng, hoàn thành các dự án xử lý CTR bằng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN VT-TM-XD-CN ĐỨC LONG
Địa chỉ: 120/137 Phạm Văn Bạch, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 
0978 091 966
Email: salesmanager.duclongauto@gmail.com
Nhà máy:
Lô C3-1, Cụm Công Nghiệp Nhị Xuân, xã Xuân Thới Sơn, H. Hóc Môn, TP.HCM